Ở trẻ em, người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính như bệnh tim,bệnh phổi, bệnh thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch thì bệnh có thể diễn biến nặng hơn với các biểu hiện như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, có thể dẫn đến tử vong.
2. Tác nhân gây bệnh
- Virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 4 týp A, B, C và D. Vỏ của virus bản chất là glycoprotein bao gồm 2 kháng nguyên: Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H (Hemaglutinin) và kháng nguyên trung hoà N (Neuraminidase). Có 15 loại kháng nguyên H (H1-H15) và 9 loại kháng nguyên N (N1-N9). Những cách tổ hợp khác nhau của hai loại kháng nguyên này tạo nên các phân týp khác nhau của virus cúm A. Trong quá trình lưu hành của virus cúm A, 2 kháng nguyên này, nhất là kháng nguyên H, luôn luôn biến đổi. Những biến đổi nhỏ liên tục gọi là “trôi” kháng nguyên (antigenic drift) thường gây nên các vụ dịch vừa và nhỏ. Những biến đổi nhỏ dần dần tích lại thành những biến đổi lớn, tạo nên phân týp kháng nguyên mới gọi là “thay đổi” kháng nguyên (antigenic shift). Đó là do sự tái tổ hợp giữa các chủng virus cúm động vật và cúm người. Những phân týp kháng nguyên mới này sẽ gây đại dịch cúm trên toàn cầu.
- Khả năng tồn tại của virus ở môi trường bên ngoài: Vì bản chất của virus cúm là lipoprotein nên virus cúmcó sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia tử ngoại, dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C và các chất hoà tan lipid như ether, bpropiolacton, formol, chloramine...Tuy nhiên, virus cúm có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Ở nhiệt độ 00C đến 40C virus sống được vài tuần, ở -200C và đông khô sống được hàng năm.Virus cúm gây bệnh ở người gồm:
- Virus cúm A (influenza type A) khi tổ hợp giữa kháng nguyên H và kháng nguyên N có khả năng tạo ra 144 phân nhóm virus cúm chủng A khác nhau.
- Virus cúm B (influenza type B): Thường chỉ phát hiện thấy ở người nhưng ít gây thành dịch như virus cúm A.
- Virus cúm C (influenza type C): Người bị nhiễm virus cúm C có thể biểu hiện các triệu chứng ở dạng nhẹ. Virus cúm C không gây thành dịch.
Bệnh xảy ra hằng năm, thường vào mùa đông xuân. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho hoặc khi hắt hơi.
3. Chẩn đoán
Phần lớn các trường hợp cúm đều được chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tuy nhiên, vào những thời điểm không phải mùa cúm hay nhiễm những virus đường hô hấp khác giống như nhiễm virus cúm thì việc chẩn đoán dựa vào lâm sàng gặp khó khăn, cần chẩn đoán xác định bằng các xét nghiệm. Cụ thể, các xét nghiệm theo thứ tự ưu tiên như sau:
- Phương pháp RT-PCR: phương pháp xét nghiệm này có độ nhạy cao nhất để xác định virus cúm. Kỹ thuật này cho kết quả trong vòng 4-6 giờ. Phương pháp này có độ nhạy cao hơn so với phương pháp nuôi cấy virus và là xét nghiệm ưu tiên đối với các mẫu bệnh phẩm thu được từ những người có tiền sử phơi nhiễm với động vật mắc cúm (ví dụ như cúm A H5N1).
- Phương pháp miễn dịch huỳnh quang: Kháng thể huỳnh quang trực tiếp hoặc nhuộm kháng thể huỳnh quang gián tiếp để phát hiện kháng nguyên cúm được sử dụng làm xét nghiệm sàng lọc. Miễn dịch huỳnh quang cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu thấp hơn so với phân lập virus trong nuôi cấy tế bào, nhưng kết quả có sẵn trong vài giờ sau khi nhận mẫu. Hiệu suất của xét nghiệm này phụ thuộc vào chuyên môn của kỹ thuật viên phòng thí nghiệm và chất lượng của mẫu thu thập được.
- Phương pháp xét nghiệm nhanh: xác định hoạt động của virus bằng cách phát hiện các kháng nguyên của virus. Xét nghiệm này có thể cho kết quả trong khoảng 10-15 phút, nhưng không chính xác như các xét nghiệm cúm khác. Hiệu suất của xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào tuổi của người bệnh, thời gian mắc bệnh, loại mẫu bệnh phẩm và loại virus cúm.
- Phương pháp phân lập virus: phương pháp này nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm hô hấp thu thập từ những người nghi ngờ cúm xuất hiện trong vòng 5 ngày sau khi phát bệnh.
- Xét nghiệm huyết thanh: phương pháp này được áp dụng trong trường hợp tìm động lực kháng thể giữa hai thời kỳ khởi phát và lui bệnh. Tại khoa Xét nghiệm Bệnh viện trường Đại học Y khoa Thái Nguyên đang thực hiện xét nghiệm nhanh chẩn đoán virus cúm (xét nghiệm cúm A/B) nhằm phát hiện định tính và phân biệt kháng nguyên của virus cúm A và cúm B trực tiếp từ bệnh phẩm là dịch lấy từ mũi/họng.