I– MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ

- Thực hiện công tác khám chữa bệnh Nội khoa, Hồi sức cấp cứu.

- Thực hiện nhiệm vụ đào tạo các lớp chuyên môn ngắn hạn.

- Là đơn vị thực hành lâm sàng cho các đối tượng sinh viên đại học, học viên sau đại học,  trung học, cao đẳng ngành Y dược và điều dưỡng.

- Thực hiện các đề tài nghiên cứu thuộc các chuyên ngành Nội khoa và Hồi sức cấp cứu.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo kế hoạch của Bệnh viện Trường hoặc của Nhà Trường đề ra.

II- GIỚI THIỆU CHUNG

- Khoa Nội - Hồi sức với tiền thân là Khoa Nội - Khám bệnh, thành lập ngày 31 tháng 5 năm 2007, thuộc Bệnh viện Trường đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên. Ngày 14 tháng 2 năm 2015 Đại học Thái Nguyên ra Quyết định số 360/QĐ-ĐHTN chính thức thành lập khoa Nội - Hồi sức cấp cứu.

- Hiện nay khoa có đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn cao bao gồm đội ngũ cán bộ cơ hữu và cán bộ là các giảng viên của bộ môn Nội, đã được đào tạo bài bản cả về chuyên môn và phương pháp nghiên cứu khoa học, được trang bị đầy đủ các trang thiết bị cơ bản và các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng phần lớn nhu cầu khám chữa bệnh, công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học.

III- NHÂN LỰC 

Khoa có 11 cán bộ theo Quyết định thành lập và các cán bộ kiêm nhiệm của Bộ môn Nội tham gia công tác khám bệnh và điều trị bệnh nhân tại khoa.

Trưởng khoa PGS.TS Lưu Thị Bình
Phó TK ThS. Vũ Tiến Thăng
Tập thể khoa Nội – Hồi sức cấp cứu

1.     PGS.TS Lưu Thị Bình - Trưởng khoa

2.     ThS Vũ Tiến Thăng - P.Trưởng khoa

3.     ThS Bùi Thị Hợi

4.     BS Phùng Đức Anh

5.     BS Nguyễn Lê Phương Thảo

6.     ĐD. Nguyễn Thị Thúy Hà - Điều dưỡng trưởng

7.     ĐD. Đỗ Thị Thúy Nga

8.     ĐD. Vũ Thị Trang Nhung

9.     ĐD. Đặng Thị Thùy Linh

IV - CƠ SỞ VẬT CHẤT

- Khoa có hệ thống buồng bệnh và giường bệnh, các trang thiết bị cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ công tác điều trị bệnh nhân nội trú:

+ Giường bệnh thông thường, giường bệnh cho bệnh nhân cấp cứu.

+ Hệ thống máy thở xâm nhập và không xâm nhập cho cả đối tượng người lớn và trẻ em.

+ Hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác cấp cứu và theo dõi bệnh nhân: Máy sốc điện có tạo nhịp ngoài cơ thể, monitoring nhiều thông số, bơm tiêm điện, máy truyền dịch….

- Các trang thiết bị kỹ thuật cao phục vụ cho công tác khám, chẩn đoán, điều trị chuyên sâu:

+ Phòng thực hiện thủ thuật trong điều trị các bệnh cơ xương khớp: tiêm khớp, tiêm ngoài màng cứng…

+ Máy siêu âm đa đầu dò thực hiện siêu âm Doppler tim màu, siêu âm mạch máu, siêu âm khớp, thực hiện một số thủ thuật dưới hướng dẫn của siêu âm.

+ Hệ thống ghi điện tim đồ gắng sức sử dụng thảm lăn.

+ Holter điện tim đồ ghi điện tim liên tục 24, 48 giờ.

V. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN

1. Thực hiện công tác khám, chữa bệnh, giáo dục sức khỏe cho các bệnh nhân điều trị nội trú

- Thực hiện khám, điều trị bệnh nhân các chuyên khoa thuộc hệ Nội, Hồi sức: Cơ xương khớp, tim mạch, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa…..

- Thực hiện tư vấn cho bệnh nhân và thân nhân người bệnh đảm bảo tối ưu trong công tác điều trị và dự phòng bệnh.

Đi buồng khám bệnh nhân hàng ngày

2. Thực hiện các kỹ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh

2.1. Kỹ thuật tiêm khớp, tiêm ngoài màng cứng

- Điều trị hiệu quả trong nhiều bệnh lý xương khớp ( Thoái khớp, viêm khớp, hội chứng chèn ép rễ thần kinh....)

Thực hiện kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng

2.2. Siêu âm chẩn đoán: Doppler màu tim, mạch máu, siêu âm khớp

- Chẩn đoán bệnh lý tim ( tình trạng các buồng tim, van tim, các dị tật bẩm sinh và mắc phải) và chức năng tim (chức năng co bóp tống máu, áp lực các buồng tim, động mạch...)

- Chẩn đoán bệnh mạch máu ( vữa xơ động mạch, hẹp - tắc nghẽn động tĩnh mạch...)

- Xác định tình trạng màng hoạt dịch khớp, tràn dịch khớp.....

 

 

 

Siêu âm Doppler màu tim Siêu âm khớp

2.3. Ghi điện tim liên tục 24, 48 giờ (Holter điện tim)

- Là kỹ thuật chẩn đoán bệnh tim mạch không xâm lấn, đơn giản nhanh chóng và chính xác

- Chẩn đoán các rối loạn nhịp tim (đặc biệt những rối loạn nhịp có thể bị bỏ sót khi ghi điện tim thường)

- Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ ( bệnh lý động mạch vành)

Ghi điện tim liên tục 24-48 giờ (Holter điện tim)

2.4. Ghi điện tim đồ gắng sức (sử dụng thảm lăn)

- Phương pháp thăm dò, chẩn đoán không xâm lấn

- Chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ ( bệnh lý động mạch vành) đặc biệt khi có triệu chứng, nghi ngờ bệnh lý động mạch vành, bệnh nhân có yếu tố nguy cơ bệnh động

mạch vành mà bằng phương pháp ghi điện tim thường không rõ ràng hoặc bỏ sót.

Ghi điện tim đồ gắng sức thảm lăn

3. Thực hiện công tác đào tạo, thực hành lâm sàng

- Là cơ sở thực hành lâm sàng, tổ chức đào tạo với mặt bệnh đa dạng, trang thiết bị đủ để phục vụ nhu cầu người học.

Khám bệnh, hướng dẫn thực hành lâm sàng cho sinh viên

V. CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC

- Thực hiện công tác xã hội: Khám chữa bệnh ngoại viện, công tác từ thiện

- Tham gia các phong trào do các tổ chức, đơn vị phát động

VI- ĐỐI TƯỢNG PHỤC VỤ

-          Phục vụ khám chẩn đoán, điều trị bệnh cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế ( BHYT) và bệnh nhân khám chữa bệnh theo yêu cầu tại Thành phố Thái Nguyên và các tuyến trong và ngoài tỉnh Thái Nguyên.

-          Khám sức khỏe định kỳ cho các công ty, đơn vị.

-          Khám chữa bệnh ngoại viện, khám chữa bệnh tình nguyện phục vụ cho nhân dân trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên và một số khu vực lân cận.

VII. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Là một trong những đơn vị vừa tham gia công tác khám chữa bệnh và công tác đào tạo, khoa Nội - Hồi sức cấp cứu đẩy mạnh việc học tập và áp dụng tiến bộ khoa học trong y học vào khám, chẩn đoán và điều trị bệnh: điều trị thoái hóa khớp bằng huyết tương giàu tiểu cầu, tế bào gốc từ mỡ tự thân…, thăm dò chẩn đoán chuyên sâu các bệnh tim mạch, hô hấp, cơ xương khớp… bằng các phương tiện hiện đại tại khoa và các đơn vị trong Bệnh viện Trường và Nhà Trường.